TIÊU ĐIỂM
Sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển không chỉ vững kiến thức, giỏi thực hành, họ còn rất ...
 
 
Loading...
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công và phát triển

Ban hành theo quyết định số 154/QĐ-ĐHQGHN ngày 11/01/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Chính sách công và Phát triển

+ Tiếng Anh: Public Policy and Development

- Mã số chuyên ngành đào tạo: Thí điểm

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công và Phát triển

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Public Policy and Development

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1 Mục tiêu chung

Chương trình có mục tiêu chung là đào tạo thạc sĩ mang tính liên ngành chính sách công và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phân tích, quản lý và hoạch địch chính sách công tại Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập trên cơ sở tư duy của kinh tế học nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Chương trình cung cấp cho các học viên cơ sở lý luận, phương pháp tư duy, kiến thức thực tiễn, cùng các công cụ phân tích đánh giá chính sách công trên nền tảng cách tiếp cận, tư duy kinh tế học/ kinh tế phát triển và quản trị kinh doanh. Chương trình giúp học viên hiểu rõ và có thể thực hành việc hoạch định, thực thi và quản trị các chiến lược chính sách phát triển của nhà nước, cơ quan, tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu/ giảng dạy chuyên sâu về chính sách công và phát triển.

Chương trình giúp học viên có được một phông kiến thức đủ rộng nhưng vẫn chuyên sâu về các lĩnh vực chính sách công, phát triển kinh tế và quản trị kinh doanh theo hướng bền vững trên thế giới và Việt Nam. Chương trình vì vậy có những học phần mang tính nền tảng về chính sách công, kinh tế học và quản trị kinh daonh vừa có những học phần mang tính liên ngành/ chuyên sâu về chính sách công và quản trị vì sự phát triển bền vững và những học phần cung cấp các công cụ phân tích, đánh giá chính sách phát triển.

Chương trình Thạc sĩ Chính sách công và Phát triển là chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng. Đối tượng tuyển sinh là những người làm công tác lãnh đaọ, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

Thi tuyển với các môn thi sau đây:

- Môn thi cơ bản: Đánh giá năng lực

- Môn cơ sở: Kinh tế học

- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Chính sách công và Phát triển là một chương trình đào tạo liên ngành của các ngành Kinh tế phát triển và Quản trị kinh doanh, trong đó, ngành Kinh tế phát triển được coi là ngành gốc chính. Đây là chương trình đào tạo mới, ưu tiên các đối tượng đang công tác trong lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành đào tạo nên Trường Đại học Kinh tế xác định đối tượng tuyển sinh như sau:

· Điều kiện văn bằng:

+ Nhóm 1: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/ chuyên sâu về Kinh tế phát triển được sự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ).

+ Nhóm 2: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 03 học phần (09 tín chỉ).

+ Nhóm 3: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển, Quản trị kinh doanh); Kinh tế chính trị; Kinh tế quốc tế; Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

+ Nhóm 4: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình 07 học phần (21 tín chỉ).

* Điều kiện thâm niên công tác:

+ Các đối tượng thuộc Nhóm 1,2 được dự thi ngay.

+ Các đối tượng thuộc Nhóm 3 được dự thi sau khi có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký hồ sơ dự thi).

+ Các đối tượng thuộc Nhóm 4 được dự thi sau khi có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký hồ sơ dự thi).

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần

+ Ngành phù hợp: Kinh tế phát triển, Quản trị kinh doanh

+ Ngành gần: Kinh tế (có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển, Quản trị kinh doanh); Kinh tế chính trị; Kinh tế quốc tế; Tài chính - Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng.

3.4. Danh mục các học phần bổ sung

+ Đối với đối tượng thuộc Nhóm 1, danh mục các học phần bổ sung kiến gồm 02 học phần (06 tín chỉ) sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Nguyên lý Quản trị kinh doanh

3

2.

Quản trị học

3

Tổng cộng:

6

+ Đối với đối tượng thuộc Nhóm 2, danh mục các học phần bổ sung kiến gồm 03 học phần (09 tín chỉ) sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Kinh tế phát triển

3

2.

Chính sách công

3

3.

Kinh tế học thể chế

3

Tổng cộng:

9

+ Đối với đối tượng thuộc Nhóm 3, danh mục các học phần bổ sung kiến gồm 05 học phần (15 tín chỉ) sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Nguyên lý Quản trị kinh doanh

3

2.

Quản trị học

3

3.

Kinh tế phát triển

3

4.

Chính sách công

3

5.

Kinh tế học thể chế

3

Tổng cộng:

15

+ Đối với đối tượng thuộc Nhóm 4, danh mục các học phần bổ sung kiến gồm 07 học phần (21 tín chỉ) sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Kinh tế vi mô

3

2.

Kinh tế vĩ mô

3

3.

Nguyên lý Quản trị kinh doanh

3

4.

Quản trị học

3

5.

Kinh tế phát triển

3

6.

Chính sách công

3

7.

Kinh tế học thể chế

3

Tổng cộng:

21

>> Chi tiết về chương trình xem tại đây


Trường ĐHKT - ĐHQGHN
Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341 - Email: ktpt_ueb@vnu.edu.vn
Website: ktpt.ueb.edu.vn