TIÊU ĐIỂM
Sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển không chỉ vững kiến thức, giỏi thực hành, họ còn rất ...
 
 
Loading...
Đề xuất quản lý phát triển điện gió biển Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu

Là nội dung bài trình bày của Tiến sĩ Dư Văn Toán ( Viện nghiên cứu biển và hải đảo) tại hội thảo khoa học Môi trường và phát triển bền vững- tổ chức tại Đại học Tài nguyên và môi trường. TS Dư Văn Toán cũng là một trong những giảng viên chính giảng dạy chương trình Thạc sĩ chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế biển.

Báo cáo của TS Toán giới thiệu sơ bộ hiện trạng khai thác tài nguyên năng lượng gió trên thế giới nói chung và gió trên biển (offshore wind) nói riêng. Đồng thời giới thiệu cách tính toán mật độ năng lượng gió trên các tầng cao, phương thức phân vùng tài nguyên năng lượng gió biển Việt nam và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển năng lượng gió trên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc khai thác cùng không gian biển nhiều ngành kinh tế nếu không được quy hoạch tốt sẽ xảy ra xung đột mâu thuẩn sử dụng và tác động xấu tới phát triển kinh tế biên.Vùng biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên năng lượng gió biển rất lớn, với vùng biển 0-30 m nước có 111 ngàn km
2 với công suất là 64 GW, 30-60 m nước có diện tích là 142 ngàn km2 với công suất tiềm năng đạt 106 GW. Vùng có tiềm năng nhất là vùng ven bờ Bình Thuận-Cà Mau với mật độ đạt gần 1000 w/m2 đạt cao nhất Việt Nam và ngang tầm thế giới, và hiện đã được triển khai trang trại gió tại Bạc Liêu, Cà Mau công suất tổng là 1GW.

Từ những nghiên cứu và phân tích của mình, TS Toán cho rằng phát triển điện gió biển sẽ góp phẩn giảm thiểu khí thải nhà kính, hướng tới giảm tác động của BĐKH. Từ đó, cần xây dựng Chiến lược chính sách phát triển điện gió biển Việt Nam, nhằm thích ứng tổng hợp - thông minh cho các khu vực ven biển (đặc biệt Đồng bằng Sông Mê công) với biến đổi khí hậu như kết hợp điện gió biển với lấn đất ra biển, nhằm chống lại xói sạt lở và xâm nhập mặn. Đồng thời có thể chung hạ tầng cơ sở để sản xuất điện từ sóng, dòng chảy và nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với các dịch vụ du lịch, nghiên cứu, bảo tồn thiên nhiên.

TS. Dư Văn Toán sinh năm 1968, tốt nghiệp Tiến sĩ tại đại học Quốc Gia Khí tượng thủy văn Petersburg, Nga. TS hiện là Trưởng phòng, Ủy viên hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu biển và hải đảo. Ông có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, phát triển bền vững và có nhiều công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong và ngoài nước. Gần đây, những nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề về biến đổi khí hậu, quy hoạch không gian biển, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái biển đảo,... Đây cũng là những nội dung mà ông sẽ giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ Kinh tế biển.

>>> Chi tiết bài báo cáo của TS. Dư Văn Toán.
>>> Chi tiết chương trình hội thảo.


Hoa Hạnh
Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341 - Email: ktpt_ueb@vnu.edu.vn
Website: ktpt.ueb.edu.vn