TIÊU ĐIỂM
Sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển không chỉ vững kiến thức, giỏi thực hành, họ còn rất ...
 
 
Loading...
Tuyển sinh sau đại học đợt 2 cho chuyên ngành Chính sách công và phát triển

Thông báo số 1455/TB-ĐHKT ngày 24/05/2018 của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGN về việc Tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2018 cho chuyên ngành Chính sách công và phát triển. Thông tin cụ thể như sau:
1. Thời gian tuyển sinh, môn thi: 15-16/9/2018
TT Công việc Thời gian
1 Tập trung thí sinh, thi bài thi Đánh giá năng lựcSáng thứ Bảy, 15/9/2018
2 Thi môn Kinh tế học Chiều thứ Bảy, 15/9/2018
3 Thi môn Tiếng Anh Sáng Chủ nhật, 16/9/2018
2. Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần:
2.1. Điều kiện về văn bằng
  • Nhóm 1: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, ngành Kinh tế có định hướn chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển.
  • Nhóm 2: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển hoặc ngành Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).
TT Học phần Số tín chỉ
1 Kinh tế vi mô 3
2 Kinh tế vĩ mô 3
3 Quản trị học 3
4 Kinh tế phát triển 3
5 Chính sách công 3

Tổng cộng: 15
  • Nhóm 3: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành: Tài chính - Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).
TT Học phần Số tín chỉ
1 Kinh tế vi mô 3
2 Kinh tế vĩ mô 3
3 Quản trị học 3
4 Kinh tế phát triển 3
5 Chính sách công 3
6 Quản trị chiến lược 3
7 Kinh tế thể chế 3

Tổng cộng: 21
  • Nhóm 4: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình 09 học phần (27 tín chỉ)
TT Học phần Số tín chỉ
1 Kinh tế vi mô 3
2Kinh tế vĩ mô 3
3 Quản trị học 3
4 Kinh tế phát triển 3
5 Chính sách công 3
6 Quản trị chiến lược 3
7 Kinh tế thể chế 3
8 Nguyên lý quản trị kinh doanh 3
9 Kinh tế công cộng 3

Tổng cộng: 27
2.2. Điều kiện về thâm niên công tác:
  • Các đối tượng thuộc Nhóm 1 có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên được dự thi ngay.
  • Các đối tượng thuộc Nhóm 1 có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá và các đối tượng thuộc Nhóm 2, 3 được dự thi sau khi có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký hồ sơ dự thi).
  • Các đối tượng thuộc Nhóm 4 được dự thi sau khi có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký hồ sơ dự thi).
3. Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp:
Thí sinh dự thi có văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có giấy công nhận của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm đăng ký trực tuyến.
4. Thời gian đào tạo: 2 năm
5. Đối với thí dinh dự thi được miễn tiếng Anh:
- Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi tiếng Anh: Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiến tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được uỷ ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh;
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 1 và Phụ lục 2 - Xem tại đây).
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên:
6.1. Đối tượng ưu tiên:
  • Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  • Con liệt sĩ;
  • Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
6.2. Mức ưu tiên:
  • Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 10) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực;
  • Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi.
7. Lịch học bổ sung kiến thức:
7.1. Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2018
7.2. Hồ sơ học bổ sung kiến thức:
  • Đơn đăng ký học (theo mẫu)
  • Bằng tốt nghiệp đại học sao y công chứng
  • Bảng điểm đại học sao y công chứng
  • Truy cập vào cổng thông tin đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn.
  • Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin khai báo
  • Thời gian đăng ký dự thi: 15/6 - 31/8/2018
  • Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh
  • Lệ phí dự thi: 360.000 đồng/ thí sinh (310.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn môn thi tiếng Anh).
  • Chuyển khoản vào tài khoản đơn vị theo thông tin sau:
Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Số tài khoản: 049 100 000 328 9 Tại Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thăng Long
Nội dung nộp: [Mã hồ sơ]_[Tên thí sinh...]_[Ngày sinh...]_THS_[Ngành dự thi...]_LP tuyển sinh năm 2018
  • Hoặc nộp tiền mặt tại đơn vị: Phòng 405 (cửa số 1), Nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy. Thời gian nộp: Trong giờ hành chính
9. Địa điểm liên hệ:
  • Phòng Đào tạo (Phòng 304, nhà E4), Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội; Website: http://www.ueb.edu.vn
  • Điện thoại: 024.37547506 (máy lẻ 325)
  • Hotline: 0981478477

Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN
Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341 - Email: ktpt_ueb@vnu.edu.vn
Website: ktpt.ueb.edu.vn