TIÊU ĐIỂM
Sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển không chỉ vững kiến thức, giỏi thực hành, họ còn rất ...
 
 
Loading...
(Đề tài CA.18.1A) Lượng giá di sản văn hóa- Lý thuyết và nghiên cứu thực tế tại Phố cổ Hội An

Là tên công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về lượng giá di sản được đề xuất thực hiện ở quy mô một đô thị với các mảng giá trị đa chiều

Di sản văn hóa không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực quý báu của mỗi quốc gia. Giá trị nguồn lực đó (gồm giá trị sử dụng/ phi sử dụng) có thể đo đạc và lượng hóa thành tiền qua công cụ lượng giá kinh tế. Giá trị được lượng hóa ấy là thông tin quan trọng cho việc hoạch đinh chính sách về di sản, đặc biệt là việc quyết định chi tiêu cho các hoạt động phát hiện, bảo tồn, tôn vinh ra sao; đầu tư và khai thác đến đâu một cách bền vững

Lượng giá di sản văn hóa tuy được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng là vấn đề tương đối mới ở Việt Nam. Nghiên cứu lượng giá di sản tại Hội An là công trình đầu tiên được đề xuất thực hiện ở quy mô một đô thị với các mảng giá trị đa chiều. Nghiên cứu này tập trung làm rõ các mảng giá trị của di sản Hội An trên cơ sở lý thuyết về Kinh tế học Di sản; tiếp thu, hệ thống hóa những phương pháp lượng giá tiêu biểu trên thế giới, đánh giá và lựa chọn phương pháp phù hợp cho Hội An.

Đề tài được kỳ vọng sẽ là công trình mang tính tiên phong, giúp hệ thống hóa các phương pháp lượng giá phù hợp với Việt Nam, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo và cho các hoạt động giảng dạy, đào tạo trong chuyên ngành về mặt lý luận; cung cấp minh chứng về giá trị di sản cho các nhà hoạch định chính sách; và tăng nhận thức, lòng tự hào của nhân dân về di sản văn hóa quý báu này trong thực tiễn.

Nghiên cứu này đi theo hướng tiếp cận liên ngành để đo đạc tổng giá trị kinh tế (TEV) của đối tượng được lượng giá, áp dụng các công cụ lượng giá phù hợp với số liệu sơ cấp/thứ cấp thu thập tại địa bàn thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Tổng giá trị kinh tế của một di sản văn hóa như đô thị cổ Hội An được chia thành hai nhóm chính gồm: các giá trị sử dụng (use value) và các giá trị phi sử dụng (non-use value).

Nhằm giúp nhóm nghiên cứu có thêm các số liệu/ dữ liệu cần thiết cho việc lượng giá, kính mong các Thầy/Cô/Anh/Chị cung cấp thông tin vào các bảng khảo sát dưới đây:

Bảng hỏi chi phí du hành (tiếng Việt)

https://forms.gle/ezDoLvNU3F5eu9UA8

Questionnaire on travel cost to Hoi An Ancient Town (English version)

https://forms.gle/486me1cNX8mpknbZ7

KHẢO SÁT MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO BẢO TỒN PHỐ CỔ HỘI AN (Tiếng Việt)

https://forms.gle/BAULusecYgyr4MLfA

Questionnaire on travel cost to Hoi An Ancient Town (English version)

https://forms.gle/rFyWbKTHH8c1CF6F6

Xin trân trọng cảm ơn.


Bùi Đại Dũng (Chủ nhiệm đề tài)
Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341 - Email: ktpt_ueb@vnu.edu.vn
Website: ktpt.ueb.edu.vn