TIÊU ĐIỂM
Sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển không chỉ vững kiến thức, giỏi thực hành, họ còn rất ...
 
 
Loading...
Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân KTPT 2012

Bản mô tả gồm: giới thiệu chung về chương trình đào tạo (CTĐT), chuẩn đầu ra của CTĐT, nội dung CTĐT và các thông tin liên quan khác.
 

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành: Kinh tế Phát triển

Tên tiếng Việt: Kinh tế Phát triển

Tiếng Anh: Development Economics

- Mã số ngành đào tạo: 52310104

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

Tên tiếng Việt: Cử nhân ngành Kinh tế Phát triển

Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Development Economics

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực kinh tế phát triển theo định hướng chuyên gia và lãnh đạo; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về kinh tế phát triển mang tính liên ngành trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phát triển, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành các chuyên gia phân tích, nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

3. Thông tin tuyển sinh

Đối tượng dự thi: thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh hàng năm đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của ĐHQGHN, trường ĐH Kinh tế và ngành Kinh tế phát triển

- Khối thi: A, D

- Kế hoạch tuyển sinh: Theo kế hoạch chung của Đại học Kinh tế, Khối A và D

4. Điều kiện nhập học

- Thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế Phát triển

- Thí sinh phải làm thủ tục đăng ký nhập học chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhập học theo qui định của trường

- Khi nhập học, thí sinh trúng tuyển thực hiện đầy đủ các qui định theo Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển

5. Điều kiện tốt nghiệp

- Trong thời gian học tập tối đa của khóa học.

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tích lũy đủ số tín chỉ qui định trong chương trình đào tạo.

- Điểm trung bình chung tích lũy của khóa học đạt từ 2,0 trở lên.

- Đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 trở lên.

- Có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm.

- Được đánh giá đạt các môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất.

Quy định này có thể thay đổi theo các quy định trong Quy chế đào tạo.

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức:

1.1 Khối kiến thức chung

- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào nghề nghiệp và cuộc sống;

- Tiếng Anh đạt chuẩn bậc 3/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam);

- Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng thông dụng, khai thác một số dịch vụ cần thiết trên Internet. Khai thác được các kiến thức cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, các kỹ năng sử dụng một hệ quản trị dữ liệu cụ thể;

- Thấm nhuần những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – an ninh của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước;

- Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.

1.2 Kiến thức chung theo lĩnh vực

- Vận dụng các kiến thức toán cao cấp trong công việc thống kê, xử lý số liệu và các tính toán liên quan đến ngành đào tạo;

- Xây dựng và phân tích được các bài toán kinh tế đơn giản;

- Sử dụng được các phần mềm thống kê cơ bản.

1.3 Kiến thức chung của khối ngành

- Xây dựng được phương pháp luận và sử dụng được các kỹ thuật để thực hiện các nghiên cứu về kinh tế phát triển;

- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của kinh tế học để giải thích sự vận động của nền kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô, phân tích được hoạt động của khu vực công cộng, hệ thống ngân hàng; hiểu được phương thức sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế, hướng giải quyết những vấn đề về môi trường và phát triển kinh tế.

1.4 Ứng dụng được kiến thức về kinh tế phát triển để mô tả, giải thích, đưa ra giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

1.5 Kiến thức chung của nhóm ngành

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật vào những hoạt động kinh tế;

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản của kinh tế học vào công việc chuyên môn, nghề nghiệp;

- Vận dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp dữ liệu thống kê kinh tế;

- Áp dụng phương pháp phân tích hồi qui, vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống thực tế;

- Biết cách xây dựng và lựa chọn phương thức quản lý nhóm làm việc hiệu quả.

1.6 Kiến thức ngành

- Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về kinh tế công như: chi tiêu công, lựa chọn công cộng, thuế,... để phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong hoạch định và thực hiện chính sách công;

- Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về kinh tế môi trường như: quản lý môi trường, hạch toán môi trường, kinh tế chất thải ...để phân tích, đánh giá tác động qua lại của môi trường đối với phát triển kinh tế.

2. Về kỹ năng:

2.1 Kĩ năng cứng

2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp

Có kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế phát triển.

2.1.2 Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề kinh tế phát triển (trao đổi, chia sẻ thông tin, ý tưởng, vấn đề hay giải pháp về các vấn đề liên quan đến kinh tế phát triển với các đối tượng là chuyên gia hay không phải chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế phát triển).

2.1.3 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

Nghiên cứu, đánh giá, xử lý những vấn đề phát triển có tính liên ngành liên quan đến kinh tế phát triển (điều tra, thu thập và xử lý thông tin, phân tích, nghiên cứu định tính và định lượng, thực hiện và ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu về kinh tế phát triển).

2.1.4 Khả năng tư duy theo hệ thống

Tư duy logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề phát triển.

2.1.5 Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

Hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của quá trình phát triển kinh tế xã hội; chủ động tiếp cận các thông tin kinh tế xã hội, các vấn đề liên ngành, các chương trình, chính sách phát triển.

2.1.6 Bối cảnh tổ chức

Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa của tổ chức để làm việc thành công. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của nền kinh tế phát triển hiện đại.

2.1.7 Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn liên quan đến kinh tế phát triển.

2.1.8 Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Tự nghiên cứu, tự học tập, phát triển các kỹ năng học cần thiết để có thể tiếp tục học cao lên với năng lực tự chủ cao hơn hoặc để giải quyết những vấn đề kinh tế chuyên sâu hơn.

2.2 Kĩ năng mềm

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

Làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc; lập kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

Thành lập nhóm, vận hành nhóm, làm việc hài hòa và hiệu quả trong nhóm.

2.2.3. Kĩ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

Sử dụng được tiếng Anh tương đương mức IELTS 4.0 trở lên.

2.2.5. Các kĩ năng mềm khác

Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như Words, Excel, PowerPoint, Internet Explorer...; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu; biết sử dụng các phần mềm kinh tế lượng phục vụ công tác nghiên cứu phổ biến như SPSS, E-views, STATA;

3. Về phẩm chất đạo đức:

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận hoàn cảnh, kiên trì, linh hoạt, tự tin, nhiệt tình, say mê, chính trực, sáng tạo, phản biện; có tinh thần học tập suốt đời.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Say mê nghiên cứu và khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn; trung thực, khách quan, khoa học trong nghiên cứu, đánh giá, xử lý các vấn đề phát triển; chuyên nghiệp và có trách nhiệm trong công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

Đạo đức chính trị tốt, có tinh thần đối với cộng đồng, Tổ quốc; mong muốn hành động vì người nghèo và người dễ bị tổn thương nói riêng và vì sự phát triển nói chung.


PHẦN III: NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 120 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 27 tín chỉ

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và kỹ năng bổ trợ)

- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 10 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành: 16 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 20 tín chỉ

Bắt buộc: 17 tín chỉ

Tự chọn: 3tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 36 tín chỉ

Bắt buộc: 15 tín chỉ

Tự chọn: 24 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập , niên luận và tốt nghiệp: 11 tín chỉ

Chi tiết bản mô tả, xem Tại đây
 
 
 

Văn phòng Khoa KTPT
Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế Phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341 - Email: ktpt_ueb@vnu.edu.vn
Website: ktpt.ueb.edu.vn